Cách tra cứu bằng lái xe thật hay giả đơn giản, chính xác đến 100%

Tra cứu bằng lái xe là điều hết sức cần thiết giúp bạn biết được giấy phép lái xe của mình được cấp là thật hay giả. Ngoài ra, việc này còn giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra những thông tin sai lệch trên hệ thống dữ liệu với thông tin được in trên bằng.

Bên cạnh đó tra cứu bằng lái thật hay giả nhanh chóng và đơn giản còn giúp phòng tránh nguy cơ trục lợi bởi các đối tượng lừa đảo. Nhất là khi giấy phép lái xe giả ngày càng được làm một cách tinh vi. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu bằng lái xe một cách nhanh chóng và đơn giản nhất.

1. Tra cứu bằng lái xe qua internet

Hiện nay tất cả các bằng lái xe đều được lưu trữ tên cơ sở dữ liệu GPLX của Tổng cục đường bộ Việt Nam quản lý. Do đó chỉ với chiếc điện thoại hoặc máy tính có kết nối internet là bạn đã có thể tra cứu thông tin giấy phép lái xe của mình. Thậm chí điều này còn giúp nhận biết bằng thật/ giả cũng như lịch sử vi phạm luật giao thông trước đó.

Bước 1: Truy cập Trang thông tin giấy phép lái xe

Tại đây bạn quan sát góc phía trên bên phải màn hình sẽ có hiển thị khung nhập để tra cứu như hình bên dưới.

Giao diện trang web chính thức của tổng cục đường bộ Việt Nam
Giao diện trang web chính thức của tổng cục đường bộ Việt Nam

Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin

Nhập đầy đủ thông tin và mã xác nhận
Nhập đầy đủ thông tin và mã xác nhận

Tại mục tra cứu thông tin bằng lái xe, bạn cần nhập đầy đầy các thông tin như:

  • Loại GPLX là loại bằng lái tương ứng như GPLX PET (có thời hạn), GPLX PET (không thời hạn) và GPLX cũ (làm bằng giấy bìa) đúng với loại bằng cần kiểm tra.
  • Số GPLX là dãy số được in màu đỏ bên dưới dòng chữ GIẤY PHÉP LÁI XE/DRIVER’S LICENSE. Đây là bước khá quan trọng bởi nếu bạn nhập không chính xác sẽ không thể tra cứu được thông tin bằng lái do đó cần nhập đầy đủ các gồm dãy số và chữ nếu có.
  • Ngày tháng năm sinh: Với các loại bằng lái cũ bạn chỉ cần nhập năm sinh, tuy nhiên với GPLX loại PET thì phải nhập đầy đủ cả ngày/tháng/năm sinh theo cú pháp yyyyMMdd (Năm – tháng – ngày ghi liền nhau).
  • Mã số bảo vệ: Điền mã bảo vệ gồm 5 chữ số theo đúng như trên hệ thống hiển thị để tiếp tục tra cứu thông tin.

Bước 3: Tra cứu

Sau khi nhập đầy đủ và chính xác các thông tin ở trên chọn Tra cứu. Lúc này hệ thống sẽ hiển thị thông tin chi tiết bằng lái gồm: Họ tên, hạng GPLX, số GPLX, ngày trúng tuyển, ngày cấp, ngày hết hạn, nơi cấp.

Điền đầy đủ các thông tin và chọn tra cứu
Điền đầy đủ các thông tin và chọn tra cứu

Nếu các thông tin hiển thị đều trùng khớp chứng tỏ bằng lái của bạn là thật. Ngược lại nếu không tìm kiếm thấy dữ liệu đồng nghĩa với việc GPLX bạn đang tra cứu là giả. Nếu các thông tin là thật thì trong quá trình sử dụng nếu chẳng may bằng lái bị mất hoặc hư hỏng thì bạn hoàn toàn có thể liên hệ để được cấp lại thay vì phải đi thi mới.

Nếu hệ thống báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập” thì có hai trường hợp có thể xảy ra:

  • Nhập sai thông tin: Trường hợp này bạn nên kiểm tra kỹ lượng các thông tin và chỉnh sửa nếu có sai sót, sau đó chọn Tra cứu lại.
  • Tra cứu bằng giả: Nếu bạn đã nhập đúng các thông tin nhưng thử nhiều lần vẫn không tìm thấy số GPLX thì rất có thể đây là bằng giả. Trong trường hợp bạn có đi và hoàn thành các bài kiểm tra lý thuyết và thực hành thì có thể dữ liệu vẫn chưa được cập nhật. Do đó bạn nên liên hệ ngay với Sở Giao thông vận tải từng đăng ký thi trước đó để được hỗ trợ.

Nếu người cần tra cứu không tham gia thi bằng lái xe và hoàn thành đầy đủ bài lý thuyết và bài thực hành, dữ liệu trên Sở Giao thông vận tải cũng không có thì chắc chắn GPLX bạn đang tra cứu là giả.

2. Tra cứu bằng lái xe bằng tin nhắn

Trong trường hợp điện thoại hoặc máy tính không có kết nối internet, bạn vẫn có thể tra cứu bằng lái xe bằng cách gửi tin nhắn để được truy vấn một cách nhanh chóng. Phí cho mỗi tin nhắn sẽ giao động từ 500 đ đến 2.000đ tùy thời điểm. Để thực hiện bạn chỉ cần soạn:

TC [dấu cách] [Số GPLX] > Gửi đến 0936083578 hoặc 0936081778

Tham khảo thêm:  Hướng dẫn chơi bài phỏm tá lả online đơn giản cho người mới
Soạn đúng cú pháp gửi 0936083578 
Soạn đúng cú pháp gửi 0936083578

Ngay sau khi yêu cầu được gửi đi, hệ thống sẽ tìm kiếm dữ liệu liên quan đến GPLX đã nhận và phản hồi lại với đầy đủ các thông tin như:

  • Số GPLX
  • Hạng bằng lái
  • Ngày hết hạn
  • Lịch sử vi phạm nếu có

Cách tra cứu này khá đơn giản và có thể dễ dàng ở bất cứ nơi đâu, tuy nhiên nó chỉ áp dụng được đối với các loại bằng PET mới. Do đó đối với các loại bằng lái cũ, bạn có thể kiểm tra bằng cách 1 mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên. 

Nếu không thể áp dụng 2 cách trên, trong một số trường hợp cấp bách bạn có thể tự kiểm tra bằng lái xe đó là thật hay giả bằng mắt thường thông qua các mẹo dưới đây:

  • Chú ý phần tem: Khi cầm trên tay bằng lái, bạn hãy quan sát kỹ phần tem dán hình tròn nằm sát góc phải của ảnh được scan trên bằng lái xe. Khi đặt GPLX nằm nghiêng bạn sẽ thấy dòng chữ lấp lánh trên tem là “đường bộ Việt Nam”. Nếu có tức là bằng thật do cơ quan có thẩm quyền cấp và nếu không thì đồng nghĩa với việc đó là bằng giả.
  • Chú ý chữ số: Theo nguyên lý thì số thứ 4 và số thứ 5 được in trên bằng sẽ trùng với năm trúng tuyển. Ví dụ, nếu bạn nhận được thông báo trúng tuyển vào năm 2020 thì dãy số trên GPLX sẽ là xxx20xxxxxx. Nếu không trùng khớp thì chắc chắn đây không phải là bằng lái do Sở Giao thông vận tải cấp.

Tuy nhiên, cách này chỉ có thể áp dụng với các loại bằng PET và khả năng chính xác không cao bằng 2 cách mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên. 

Qua bài viết trên, đi đường an toàn hi vọng bạn đã có thể chủ động tra cứu bằng lái xe của mình và người thân một cách dễ dàng. Từ đó có thể ngăn chặn các hành vi lừa đảo từ các đối tượng xấu cũng như phát hiện và điều chỉnh các thông tin còn sai lệch một cách nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *